CÓ 3 NỀN VĂN HOÁ LỚN HIỆN NAY
TỰA VÀO 3 MỆNH ĐỀ LỚN SAU
1-NỀN VĂN HOÁ “KINH THÁNH” MỌI MUÔN VẬT
ĐỀU DO THƯỢNG ĐẾ TRỜI ĐẤT SINH RA
2- NỀN VĂN HOÁ “KINH DỊCH” TẤT CẢ MỌI THỨ
ĐỀU DO ÂM DƯƠNG MÀ HÌNH THÀNH
3- NỀN VĂN HOÁ “DARWIN . MARK . LENIN” TẤT CẢ
MỌI THỨ,MỌI SỰ VIỆC PHẢI CÓ THỜI GIAN TIẾN
HOÁ MÀ HÌNH THÀNH
LỜI TỰA PHIM CŨNG LÀ BÀI ĐỌC GIỚI THIỆU VÀO ĐỀ PHIM
HỌ VÕ Ở BÀ GIÃ XÃ PHƯỚC VĨNH AN
HUYỆN CỦ CHI TP HỒ CHÍ MINH 7/12/2013
Họ Võ ở Bà Giã xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi là một trong những dòng họ đầu tiên đến khai khẩn vùng đất gò hoang vu, canh tác, sinh sống từ thế kỷ thứ 17 đến nay. Người họ Võ đầu tiên đến Bà Giã là ông Võ Văn Hay, được tôn vinh là ông Tổ họ Võ xứ Bà Giã.
Trong gần 300 năm qua, họ Võ xứ Bà Giã luôn giữ gìn và phát huy truyền thống họ tộc trong lao động sản xuất chống chọi thú dữ, thiên nhiên, bệnh tật tại vùng đất hoang vu; phát huy tinh thần yêu nước qua các phong trào đấu tranh chống áp bức, các tổ chức nghĩa quân, cùng toàn dân kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và giữ gìn truyền thống văn hóa với lòng tôn kính tổ tiên, hiếu thảo với cha mẹ, củng cố tình đoàn kết, lòng thương yêu trong dòng họ.
Ngược về quá khứ với những tư liệu lịch sử, từ ký ức những người lớn tuổi; thấy được họ Võ có những tấm gương sáng của lòng yêu nước chống ngọai xâm như ông Võ Văn Nhâm, trưởng nam của ông Võ Văn Hay, tham gia chống Pháp xâm lược trong hàng ngũ nghĩa quân Trương Quyền. Ông sa vào tay giặc tại Bưng Rê, Long Nguyên và hy sinh anh dũng.
Ông Võ Văn Trò từ nhỏ am hiểu Nho học, biết nghề thuốc Nam, lại rước thầy Huế về dạy chữ cho con cháu. Tấm gương đó dẫn dắt cháu con sau nầy hiếu học, thích nghiên cứu lịch sử-văn hóa nước nhà.
Con trai lớn của ông Võ Văn Trò là ông Võ Văn Bộ lớn lên sinh sống, làm ruộng tại quê nhà, chăm sóc nếp sống đạo đức gia đình và dòng họ. Có một thời gian ông đi Nam Vang (Campuchia) mua bán ngựa, trên đường về mua tơ tằm cho việc dệt lụa ở địa phương. Ông Võ Văn Bộ là người biết làm kinh tế.
Phục dựng gia phả họ Võ xứ Bà Giã, xã Phước Vĩnh An là công việc thiêng liêng và khoa học do Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TP.HCM và con cháu họ Võ thực hiện. Bộ gia phả họ Võ đã hoàn thành là báu vật của dòng họ, vì trong đó có hình ảnh ông bà tổ tiên, có lịch sử dòng họ, có truyền thống lâu đời thể hiện qua các nội dung lao động sản xuất, yêu nước và giữ gìn nếp văn hóa họ tộc.
Nay, họ Võ xứ Bà Giã xã Phước Vĩnh An dựng phim lịch sử dòng họ bằng hình, với lời kể chuyện của con cháu họ Võ, có minh họa tư liệu lịch sử nhằm tôn vinh dòng họ Võ, cũng như giới thiệu rộng rãi với các dòng họ khác những nét nổi bật của họ Võ, nhắc nhở con cháu trong dòng họ “Cây có cội, nước có nguồn. Làm người phải biết tổ tiên ông bà”
Thời gian có hạn, song những gì mà bộ phim lịch sử dòng họ Võ nói được, là những điều cô động, là truyền thống dòng họ rất đáng tự hào, khiến con cháu và người xem rất là trân trọng.
LỜI TỰA DIỆP HỒNG PHƯƠNG SOẠN
Họ Võ ở Bà Giã xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi là một trong những dòng họ đầu tiên đến khai khẩn vùng đất gò hoang vu, canh tác, sinh sống từ thế kỷ thứ 17 đến nay. Người họ Võ đầu tiên đến Bà Giã là ông Võ Văn Hay, được tôn vinh là ông Tổ họ Võ xứ Bà Giã.
Trong gần 300 năm qua, họ Võ xứ Bà Giã luôn giữ gìn và phát huy truyền thống họ tộc trong lao động sản xuất chống chọi thú dữ, thiên nhiên, bệnh tật tại vùng đất hoang vu; phát huy tinh thần yêu nước qua các phong trào đấu tranh chống áp bức, các tổ chức nghĩa quân, cùng toàn dân kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và giữ gìn truyền thống văn hóa với lòng tôn kính tổ tiên, hiếu thảo với cha mẹ, củng cố tình đoàn kết, lòng thương yêu trong dòng họ.
Ngược về quá khứ với những tư liệu lịch sử, từ ký ức những người lớn tuổi; thấy được họ Võ có những tấm gương sáng của lòng yêu nước chống ngọai xâm như ông Võ Văn Nhâm, trưởng nam của ông Võ Văn Hay, tham gia chống Pháp xâm lược trong hàng ngũ nghĩa quân Trương Quyền. Ông sa vào tay giặc tại Bưng Rê, Long Nguyên và hy sinh anh dũng.
Ông Võ Văn Trò từ nhỏ am hiểu Nho học, biết nghề thuốc Nam, lại rước thầy Huế về dạy chữ cho con cháu. Tấm gương đó dẫn dắt cháu con sau nầy hiếu học, thích nghiên cứu lịch sử-văn hóa nước nhà.
Con trai lớn của ông Võ Văn Trò là ông Võ Văn Bộ lớn lên sinh sống, làm ruộng tại quê nhà, chăm sóc nếp sống đạo đức gia đình và dòng họ. Có một thời gian ông đi Nam Vang (Campuchia) mua bán ngựa, trên đường về mua tơ tằm cho việc dệt lụa ở địa phương. Ông Võ Văn Bộ là người biết làm kinh tế.
Phục dựng gia phả họ Võ xứ Bà Giã, xã Phước Vĩnh An là công việc thiêng liêng và khoa học do Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TP.HCM và con cháu họ Võ thực hiện. Bộ gia phả họ Võ đã hoàn thành là báu vật của dòng họ, vì trong đó có hình ảnh ông bà tổ tiên, có lịch sử dòng họ, có truyền thống lâu đời thể hiện qua các nội dung lao động sản xuất, yêu nước và giữ gìn nếp văn hóa họ tộc.
Nay, họ Võ xứ Bà Giã xã Phước Vĩnh An dựng phim lịch sử dòng họ bằng hình, với lời kể chuyện của con cháu họ Võ, có minh họa tư liệu lịch sử nhằm tôn vinh dòng họ Võ, cũng như giới thiệu rộng rãi với các dòng họ khác những nét nổi bật của họ Võ, nhắc nhở con cháu trong dòng họ “Cây có cội, nước có nguồn. Làm người phải biết tổ tiên ông bà”
Thời gian có hạn, song những gì mà bộ phim lịch sử dòng họ Võ nói được, là những điều cô động, là truyền thống dòng họ rất đáng tự hào, khiến con cháu và người xem rất là trân trọng.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH GIA PHẢ TPHCM
…………………………………
Tên phim: “Họ Võ xứ Bà Giã - Phước Vĩnh An – Củ Chi”
Thể loại: Phim Tài liệu truyền hình.
Mục đích: làm tư liệu lưu trữ truyền lại cho thế hệ con cháu mai sau.
Nội dung:
Giới thiệu sự truyền nối con cháu họ Võ, qua đó tôn vinh dòng họ, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dòng họ cho thế hệ trẻ, đồng thời kêu gọi những người anh em họ Võ đoàn kết gắn bó bên nhau, giúp nhau cùng vươn lên trong cuộc sống…
+ Bố cục:
Phần một: Sự hình thành xứ Bà Giã với công lao của ông Võ Văn Hai. Giới thiệu đôi nét về ông cố, ông nôi, cha của ông Võ Văn Trò.
Phần hai: Câu chuyện về ông Võ Văn Trò và các con cháu.
Phần ba: Quá trình thực hiện bộ gia phả của họ Võ ở xứ Bà Giã xã Phước Vĩnh An huyện Củ Chi TPHCM. Ngợi ca tình đoàn kết gắn bó và tình cảm chân thành của những người con họ Võ sát cánh bên nhau cùng chiến đấu và lao động sản xuất.
+ Tư liệu: Dàn dựng theo kịch bản quay phim và sử dụng một số tư liệu gia phả họ Võ
Thời lượng: 45 phút
STT | LỜI Bình (PTV) (Lời bình được in đậm) | KỊCH BẢN QUAY PHIM (CỤM HÌNH ẢNH) |
1 | NHẠC NỀN (Giai điệu hoài cổ) | “Họ Võ xứ Bà Giã - Phước Vĩnh An – Củ Chi” (Tên phim trên nền đồng lúa) |
2 | Xứ Bà Giã là nơi cụ Tổ Võ Văn Hay chọn an cư nghiệp ngày xưa hoang vu chỉ có vài nhóm nhà lác đác trong những cánh rừng rậm trên vùng đất gò phù sa cổ. Họ Võ là một trong các họ đầu tiên đến cư ngụ và khai phá tạo thành thôn xóm, ruộng vườn như ngày nay. Sau khi an cư ở Bả Giã, ngày ngày mọi người lo phá rừng trên đất gò, dựng nhà cửa, tạo thành vườn rẫy….Vào đời Minh Mạng thứ 17 (năm 1836), trong đợt điều tra về ruộng đất để thành lập đia ba, số đất của cụ Tổ được ghi lại là 2 mẫu 8 sào 12 thước. | Toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh: bản đồ xứ Bà Giã Chuyển cảnh nông thôn… Phước Vĩnh An Cận cảnh: địa bạ triều Nguyễn |
3 | Ông Võ Văn Hay cưới bà Nguyễn Thị Điền, có được 9 người con: - Thứ hai : Võ Văn Nhâm - Thứ ba : Võ Văn Ngoan - Thứ tư : Võ Văn Ngùy - Thứ năm : Võ Thị Thảo - Thứ sáu : Võ Thị Trung - Thứ bảy : Võ Văn Cơ - Thứ tám : Võ Thị Giàu - Thứ chin : Võ Thị Đây - Thứ mười : Võ Văn Đó | Toàn cảnh, cận cảnh: phả đồ các con của ông Võ Văn Hay. |
4 | Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Nhân dân Nam Kỳ anh dũng kháng Pháp trong điều kiện vũ khí thô sơ hơn giặc. Ông Võ Văn Nhâm là trưởng nam của ông Tổ Võ Văn Hay đã hưởng ứng tham gia nghĩa binh chống Pháp trong lực lượng của ông Trương Định. Khi phong trào kháng chiến của Trương Định thất bại, ông Võ Văn Nhâm cùng một số nghĩa binh chạy đến vùng Bưng Rê – Long Nguyên (nay là xã Long Hòa huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương và cho xây đắp một vòng thành làm nơi đóng quân. Do có kẻ phản bội, cuối cùng ông Võ Văn Nhâm bị sa vào tay giặc, không chịu hàng nên ông bi giăc mổ bụng và quăng xác xuống sông Sài Gòn. | Tàu chiến Pháp-Tây Ban Nha đổ bộ vào Sài Gòn năm 1859 Hình ảnh di tích “vòng thành” do ông ông Võ Văn Nhâm cho xây đắp. Hình ảnh sông Sài Gòn – nơi Pháp giết ông Võ Văn Nhâm |
5 | Chuyển tiếp : Sau khi trưởng nam Võ Văn Nhâm kháng Pháp thất bại (ông Nhâm bị xử tử, còn con cháu chạy tản mác lên Dầu Tiếng – Tây Ninh), ông Võ Văn Ngoan là con trai kế của cụ Tổ Võ Văn Hai, tiếp tuc thừa hưởng hương hỏa, lo việc nông tang, chăm sóc họ hàng. Ông thọ đến 95 tuổi và có 9 người con. Trong số các con của ông Võ Văn Ngoan thì ông Võ Văn Ý là con trai trưởng, thừa hưởng cơ ngơi khá giả của ông Võ Văn Ngoan. Đàn bò của gia đình 60-70 con với đồng cỏ lan đến vườn cao su (Tân Phú Trung). | Toàn cảnh, cận cảnh: phả đồ các con của ông Võ Văn Ngoan. Chuyển cảnh đàn bò đang ăn cỏ…. |
6 | Phỏng vấn ÔngVõ Ngọc An: Khi ông Võ Văn Ý cùng với cha mẹ đến xin hỏi cưới bà Ngô Thị Ke ở Cây Bài (ấp Phước Vĩnh An) thì ông được thử thách làm rễ trong 3 năm mới được cưới. Ông bà có cả thẩy 13 người con. Ông nội tôi Võ Văn Trò là con thứ sáu của ông cố Võ Văn Ý. | Toàn cảnh, cận cảnh: phả đồ các con của ông Võ Văn Ý. |
7 | Ông Võ Văn Trò từ thuở nhỏ am hiểu Nho học. Thời thanh niên ông đi lính tập ở Sài Gòn rồi về lại Bà Giã làm nông. Trong nhà có nuôi một thầy Huế dạy con cháu học và bốc thuốc tại nhà. Phỏng vấn Ông Võ Văn Sổ: Ông nội tôi có 3 người con trai và 4 người con gái. Cha tôi Võ Văn Bộ là trưởng nam, kế đến cô Ba Võ Thị Biền. Khi sanh chú Tư Võ Văn Đạt thì bà nội Phan Thị Cầm qua đời vì sanh khó. Vài năm sau, ông nội tục huyền với bà Nguyễn Thị Ích và sinh ra chú Võ Văn Cầu. | (Bắn chữ: ông Võ Văn Sổ - chuyên viên Hán Nôm Toàn cảnh, cận cảnh: phả đồ con cháu của ông Võ Văn Trò (gồm các con và cháu nội, ngoại). …. |
8 | Con trai lớn của ông Võ Văn Trò là Võ Văn Bộ lớn lên vẫn sinh sống và làm ruộng trong nề nếp gia đình khuôn mẫu. Ông là người độc nhất trong làng có giấy thông hành từ Sài Gòn đi Nam Vang mua bán ngựa, trên đường ghé qua Tân Châu mua tơ tằm cho việc dệt lụa ở đia phương. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Săng sinh được mười người con : - Thứ hai : Võ Văn Sổ - Thứ ba : Võ Văn Phức (chết nhỏ) - Thứ tư : Võ Văn Sạng (chết nhỏ) - Thứ năm : Võ Thị Nạng - Thứ sáu : Võ Thị Cấm - Thứ bảy : Võ Ngọc An - Thứ tám : Võ Thị Thọ (chết nhỏ) - Thứ chín : Võ Thị Tiểng - Thứ mười : Võ Thị Chọn - Thứ mười một : Võ Ngọc Bé | Trung cảnh và cận cảnh: cánh đồng lúa Toàn cảnh, cận cảnh: các anh em họ Võ đi bộ (thành đoàn người) trên đường vào ấp 1 xã Phước Vĩnh An Lần lượt hiện hình ảnh : Võ Văn Sổ Võ Ngọc An Võ Thị Tiểng Võ Ngọc Bé . |
9 | Phỏng vấn ÔngVõ Ngọc An (con thứ bảy của ông Võ Văn Bộ): Vào lúc Cách mạng tháng 8 – 1945, cha tôi tham gia chính quyền Việt Minh ở Ủy ban Hành chính Kháng chiến Xã và sau đó gia nhập Đảng Cộng Sản năm 1947 hoạt động ở các cơ sở địa phương. Ngày 09-07-1950 trong một trận càn hành quân của Pháp, cha tôi bị giặc khám phá hầm bí mật và hy sinh tại quê nhà cùng với vài người thân khác và thêm một đứa con gái là Võ Thị Nạng. Địa đạo Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An do ông Võ Văn Bộ và nhân dân trong xã xây dựng là tiền thân của địa đạo Củ Chi. | (Bắn chữ: ông Võ Ngọc An- Nguyên là Phó giám đốc Sở Văn hóa – thông tin TPHCM) Toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh: địa đạo Củ Chi…hầm bí mật… |
10 | Ông Võ Ngọc An và anh em ho Võ kế thừa truyền thống cha ông đã cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước. Giới thiệu lần lượt các anh em của ông Võ Ngọc An | Toàn cảnh, cận cảnh: đia đao Củ Chi Cụm hình ảnh: nhà tù Côn Đảo…. |
11 | Đoạn này chỉ có hình ảnh không có lời bình. | Cụm hình ảnh: ngày 30 – 4 đất nước thống nhất …mọi người bắt tay, chúc mừng, |
12 | “Dù ai đi đâu về đâu, vẫn nhớ về ngày giỗ tổ”. Cũng như cây có cội, nước có nguồn, hàng năm cứ đến ngày …âm lịch, tất cả anh em họ Võ lại về tụ họp tại ngôi nhà…. Những người anh em họ Võ đến với nhau không tính toán vật chất, không phân biệt giàu nghèo. Tiền tổ chức hội họp là do anh em trong họ tự nguyện đóng góp. Moi người cùng nhau xây nhà thờ Họ để cùng tri ân tiên tổ. | Cụm hình ảnh: thắp nhang nhà thờ họ, cảnh làm lễ cúng tổ tiên… Lễ tạ mã… Lễ cải tang ông Tổ Võ Văn Hay Cảnh quay đặc tả toàn cảnh nhà thờ họ… |
13 | Phỏng vấn ông Võ Ngọc Sổ: Họ Võ là một dòng họ xuất hiện từ ở Phước Vĩnh An, đã có những đóng góp vẻ vang vào lịch sử dân tộc, cống hiến cho đất nước nhiều công trạng, con người, … Tôi nay đã tuổi cao sức yếu, tôi chỉ có một tâm nguyện là kết nối con cháu họ thành một khối thống nhất. Tôi mong tất cả anh em họ Võ đoàn kết, gắn bó bên nhau xạy dựng quê hương và họ Võ ngày càng phát triển… | Hình ảnh, chân dung của đời thứ sáu (phả hệ) |
14 | Năm tháng sẽ qua đi, dẫu mỗi người mỗi phương, dẫu nhiều người còn chưa có cơ duyên hội ngộ, cho dù cuộc sống mưu sinh của mỗi gia đình còn nhiều gian khó… nhưng những người con họ Võ luôn sát cánh bên nhau, hướng về nguồn cội, tự hào về truyền thống tổ tiên dòng họ mình./. | Cảnh giao lưu …họp mặt … làm mờ chuyển cảnh …tên ekip làm phim. |
Sản xuất tháng 4/2013
Biên kịch: TRƯƠNG ĐÌNH BẠCH HỒNG
Đao diễn: VÕ NGỌC AN
Quay phim - Dựng hình: VŨ VĂN TẤN
Đọc lời bình: ĐẶNG THỊ BÌNH
NHẤN CHUỘT VÔ TRANG FACEBOOK ĐỂ XEM NHIỀU HƠN
https://www.facebook.com/khoahoctheky21
NHỮNG TIÊU ĐỀ KHÁC CỦA khoahoctheky21
TÁC GIẢ THIẾT KẾVÀ BIÊN TẬP
- THỜI TRANG VÀ KHOA HOC
- TPHCM, TB, Vietnam
- THỜI TRANG KHOA HỌC QUẢNG CÁO
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi